Chân lý
“Believe nothing, no matter where you read it, or who
said it, no matter if I have said it, unless it agrees with your own reason and
your own common sense.”
[Đừng tin vào bất cứ
điều gì cả. Dù con có đọc được điều đó ở đâu, nghe từ ai nói, hay thậm chí do
Phật dạy, trừ khi những điều đó phù hợp với hiểu biết và lý trí của con.]
--Đức
Phật
Tâm
lý chung của con người thường có xu hướng tin ngay những thông tin tiếp nhận từ
xung quanh. Khi còn ấu thơ, ta tin mọi lời cha mẹ dạy – nhưng người lớn thường
khó lòng trả lời hết sự tò mò của con trẻ, như “Em bé được tạo ra như thế nào?”.
Khi đi học, ta tin thầy cô và sách vở – dù những kiến thức đó có thể đã lỗi thời,
thậm chí được chứng minh là sai lệch. Khi lớn lên, ta bị dẫn dắt bởi báo chí,
truyền hình, quảng cáo – mặc dầu trong hầu hết các trường hợp đó chỉ là một phần
sự thật. Và trong thời đại thông tin ngày nay, ta bị lệ thuộc vào internet bất
kể những cảnh báo của các nhà khoa học: internet đang khiến con người ngày một
lười suy nghĩ đi.
Nhưng
đáng sợ hơn hết thảy, theo năm tháng chúng ta càng tin những gì mình từng biết
là đúng. Khác với trẻ em, 90% lượng kiến thức mới người lớn tiếp thu chỉ là sự
lặp lại những kiến thức đã có sẵn trong bộ não. Điều này có nghĩa đến độ tuổi
15, 16 chúng ta đã đóng khung suy nghĩ và đeo vào mình cái mác “Tôi biết tuốt”.
Vấn
đề ở chỗ những gì ta biết, dù cả nhân loại đều khẳng định là đúng cũng có thể
hoàn toàn sai. Cách đây chỉ khoảng 1000 năm, sự thật là trái đất là mặt phẳng –
ngày nay ai cũng biết sự thật này đúng ra sao. Ngay cả những điều ta mắt thấy
tai nghe cũng chưa chắc đúng. Ta thấy mặt trời mọc ngay thời khắc này, nhưng thật
ra đó là hình ảnh của mặt trời cách đây 8 phút – là khoảng thời gian ánh sáng
đi từ mặt trời đến được mắt chúng ta.
Đến
ngay cả Đức Phật còn khuyên đừng tin lời Người vậy ta có thể tìm sự thật ở đâu?
Câu trả lời là: hãy cởi mở với tất cả và hoài nghi tất cả. Đừng
vội phản bác một ý tưởng tưởng chừng ngớ ngẩn, đừng vội phát xét hay ngắt lời
những người bất đồng ý kiến với mình vì biết đâu họ mới đúng – hãy mở rộng tâm
trí và đón nhận những điều mới mẻ. Cũng đừng bám lấy một tín điều duy nhất hay một
“thánh nhân” nào – tránh xa những người đã tìm ra chân lý, đi theo những người
đang đi tìm chân lý. Bởi càng biết nhiều, chúng ta mới biết mình càng không
biết. Và hãy dành thời gian chiêm nghiệm và lắng nghe bản ngã của mình (one’s
self not oneself), đó là trí tuệ tối cao, là hiện thân của Thượng Đế, là sự
thật, là sự giác ngộ,… mọi câu trả lời ta cần không ở đâu xa mà đều nằm trong
chính bản thân, hãy biết lắng nghe.
Bạn
đang tìm sự thật ở đâu?
Comments
Post a Comment