Ngu?
“Nếu một việc ngu ngốc lại hiệu quả, vậy nó chẳng ngu ngốc
chút nào.”
[If it’s stupid but
it works, it isn’t stupid.]
--Khuyết danh
Cuối thập niên 70, sau khi trình bày ý tưởng cho ban quản trị tập
đoàn IBM, Bill Gates nhận được những lời giễu cợt “Thật điên rồ! Ai đời lại cần
một cái máy tính cá nhân ở nhà cơ chứ?” – chưa đầy 10 năm sau, chú bé tí hon Mircrosoft
đã hất cẳng ông lớn IBM và thống trị thị trường máy tính.
Trước khi Roger Bannister lập nên kỳ tích vào 1954, tất cả các bác
sĩ, huấn luyện viên, chuyên gia thể thao, nhà khoa học, giới báo chí sẵn sàng
đưa cho chúng ta cả núi bằng chứng rằng cơ thể người không đủ khả năng để chạy
1 dặm trong thời gian dưới 4 phút. Sau sự kiện đó, hàng loạt vận động viên đã
liên tục phá kỷ lục của Roger.
Chúng ta dễ dàng bắt gặp những giai thoại tương tự trong suốt tiến
trình lịch sử văn minh loài người. Những ý tưởng, thành tựu chúng ta biết đến
ngày nay đều trải qua thời kỳ bị coi là “đên khùng” – có thể kể ra vô số ví dụ:
từ trái đất tròn, thuyết tiến hóa, phong trào đòi bình đẳng đến bóng đèn,
radio, ipod, mạng internet,… những con người đã tạo nên sự khác biệt cho nhân
loại bởi vì họ từ chối nghe theo số đông, chấp nhận bị coi là lập dị, thậm chí
đe dọa đến tính mạng – nhưng họ vẫn giữ vững niềm tin mãnh liệt ở bản thân và
công việc đang làm. Bởi vì sau cùng, kết quả sẽ nói lên tất cả.
Điều
ngăn cản chúng ta sáng tạo, dám làm khác đi và theo đuổi ước mơ chính là nỗi sợ
bị thiên hạ đánh giá là “ngu xuẩn”. Có rất nhiều kẻ “thông minh” chỉ chờ ta vấp
ngã để rêu rao “Thấy chưa!”, thế giới đã có thừa những chuyên gia nhưng quá ít
những con người dám nghĩ dám làm. Hãy cứ chấp nhận “ngu” và lẳng lặng theo con
đường riêng của mình để về đích, sự trả thù ngọt ngào nhất là khi chúng ta chứng
tỏ “điên nhưng được việc”.
Có
điều gì bạn muốn làm nhưng sợ dư luận đánh giá?
Comments
Post a Comment