Posts

Showing posts from January, 2013

Món quà của Kinh Sư*

Image
Câu chuyện kể về một tu viện đang rơi vào thời kỳ suy tàn. Từng một thời hưng thịnh, trải qua những làn sóng bài tôn giáo trong suốt thế kỷ 17, 18 và sự lấn át của chủ nghĩa vô thần (secularism) vào thế kỷ 19, giáo hội đã mất toàn bộ các giáo xứ, con chiên, cả những người gắn bó cũng lần lượt ra đi - giờ chỉ còn lại 5 tu sĩ già trụ lại trong khu lưu xá cũ nát: Cha trưởng tu viện và 4 vị khác, tất cả đều đã ngoài 70. Rõ ràng giáo hội đã đến hồi cáo chung. Trong khu rừng bao quanh tu viện có 1 cái am nhỏ mà vị Kinh Sư ở thị trấn lân cận thường đến để tịnh tâm. Trải qua nhiều năm cầu nguyện và thiền định, các vị tu sĩ đã đạt được trạng thái tâm linh tương thông, nên họ có thể cảm nhận được sự hiện diện của Kinh Sư mỗi khi người tới trong kỳ khiết tịnh. Họ kháo nhau "Kinh Sư đang ở trong rừng, Kinh Sư đã trở lại rừng". Trăn trở ngày lụi tàn của hội thánh gần kề, Đức Cha quyết định đến thăm kinh sư một lần với hy vọng Người có thể cho lời khuyên hòng cứu lấy tu viện.

Ba mẹ thương con vì...

Image
"Ba thương con vì con giống mẹ, mẹ thương con vì con giống ba..." Hồi xưa nghe thấy có lý mà giờ thì lại thấy hơi không ổn: * Nếu con giống... toàn tính xấu của mẹ, ba có thương nổi không? Và tương tự với mẹ? * Nếu con chẳng giống ba mẹ chút nào, cả về ngoại hình lẫn tính cách, ba mẹ còn thương con không? * Nếu con làm ba mẹ phải thất vọng, phải khổ tâm, đánh mất lòng tin nơi con,... ba mẹ còn mở rộng vòng tay cho con trở về không? Câu trả lời chắc chắn là có. Tình thương của cha mẹ không hề có điều kiện, không phân biệ t, không kỳ vọng, không áp đặt,... chỉ mong cho con được hạnh phúc, vững vàng dù con có thế nào chăng nữa. Nên chăng đổi lại là: "ba thương con (đơn giản) vì con là con của ba, mẹ thương con vì con là con mẹ..." --- PS: ở 1 góc độ khác, "con giống mẹ" có thể là một hình tượng: nhìn con ba thấy được tình yêu ba dành cho mẹ, con là kết tinh của tình yêu gia đình mình. Nếu thế thì ca từ thật là thâm thúy. Hy vọng có dịp nào đó đ

Sống thật

Image
Cách đây chừng 2 năm tôi tình cờ xem 1 game show thực tế có tên "The moment of truth" - chà, nghe hấp dẫn nhỉ. Luật chơi vô cùng đơn giản: người chơi chính ngồi trên ghế nóng và trả lời 21 câu hỏi mang tính đời tư cá nhân - YES hoặc NO, trước mặt bạn bè và người thân cùng tham gia. Càng trả lời được nhiều câu càng thắng nhiều tiền, tất nhiên về sau mức độ "nhạy cảm" của câu hỏi ngày một tăng lên. Vấn đề ở chỗ, bạn phải nói thật, 100% sự thật, vì trên chiếc ghế nóng là cảm biến phát hiện nói dối - sau mỗi câu trả lời trên bảng điện tử sẽ hiển thị kết quả, nếu là TRUE bạn được tiền và chơi tiếp, còn báo FALSE thì... tạm biệt nhé, ra về tay không. Dĩ nhiên bạn có thể dừng cuộc chơi bất cứ lúc nào. Coi thế chứ không dễ ăn như nhiều người những tưởng. Có không ít thí sinh "luyện" sẵn tâm lý ở nhà, tự tin bước vào cuộc để rồi đổ mồ hôi hột khi phải đối diện với những "góc khuất" mà ngay cả bản thân cũng không bao giờ ngờ tới. "Bạn có bao