Lắng nghe
“Một người biết lắng
nghe luôn cố gắng hiểu điều người khác muốn nói. Sau cùng anh ta có thể hoàn
toàn bất đồng ý kiến, nhưng bởi vì không tán thành, anh ấy muốn biết chắc chắn
điều mình mình không đồng tình thật sự là gì.”
[A good listener tries to
understand what the other person is saying. In the end he may disagree sharply,
but because he disagrees, he wants to know exactly what it is he is disagreeing
with.]
--Kenneth
A. Wells
Ta thường nghe một câu châm ngôn “Thượng Đế tạo ra con
người có 2 cái tai nhưng chỉ có 1 cái miệng, có nghĩa Người muốn chúng ta nghe
nhiều hơn nói.” Trên thực tế, lắng nghe luôn bị coi nhẹ.
Người ta dạy con trẻ “học ăn học nói, học gói học mở” nhưng
có dạy chúng “học nghe”? Chúng ta bỏ hàng giờ, thậm chí hàng ngày liền để chuẩn
bị cho một bài phát biểu nhưng không dành nổi vài phút lắng nghe một người. Ngay
cả khi “lắng nghe”, tâm trí chúng ta cũng bận suy nghĩ mình sẽ nói gì tiếp
theo, sẽ phản hồi thế nào hơn là dành toàn bộ sự sự chú ý để nghe và thấu cảm đối
phương.
Chúng ta luôn chuẩn bị để NÓI, vậy bao có nhiêu lần ta chuẩn bị để LẮNG NGHE.
Lắng nghe cũng cần phải chuẩn bị, thậm chí nhiều hơn hẳn
chuẩn bị để nói. Ta cần dẹp bỏ cái tôi, dẹp bỏ mọi phán xét, định kiến mới có
thể lắng lòng mình lại để thực sự lắng nghe. Cũng như dọn dẹp nhà cửa để đón một
người khách đến chơi – nếu đóng chặt cửa hay lối vào chằng chịt những hàng rào kẽm
gai thì liệu có ai muốn ghé thăm.
Lắng nghe cũng là một kỹ năng nên càng luyện tập chúng
ta càng làm tốt hơn, nó không dễ dàng gì nhưng phần thưởng hết sức xứng đáng.
Đó sự tôn trọng, lòng tin cậy, sự nể phục, tình yêu thương và rộng mở tâm hồn,…
những thứ tài ăn nói không bao giờ có thể đem lại được.
Hôm nay bạn chuẩn bị để lắng nghe ai?
Comments
Post a Comment