Hỏi để bớt ngu


Ai dám hỏi là kẻ khờ trong 5 phút, ai không hỏi sẽ khờ dại cả đời.

[He who asks is a fool for five minutes, but he who does not remains a fools of life.]

--Ngạn ngữ Trung Hoa


Một triết gia đã từng nói “Cách nhanh nhất để thoát khỏi sự ngu dốt là hãy hỏi”. Thật vậy, trong suốt tiến trình lịch sử, con người luôn có khao khát truyền lại tri thức cho thế hệ kế thừa. Mọi điều chúng ta biết đến ngày nay – từ giấy, xe cộ, điện thoại, cách nấu ăn, xây nhà đến thuyết tương đối, thuyết lượng tử,… tất cả ta đều có thể học hỏi và thông thạo trong chốc lát bằng cách đọc một quyển sách, nghe một lời khuyên mà vốn dĩ những người đi trước phải mất cả đời để đúc kết.

Tuy nhiên, hỏi lại là một trở ngại lớn với rất nhiều người. Chúng ta đều có nỗi sợ phải bộc lộ điểm yếu, sợ bị từ chối “ngộ nhỡ người ta cười chê tôi thì sao?”, “cớ gì người ta lại tiết lộ bí quyết cho tôi chứ”,… Nhất là với văn hóa Á Đông, việc một người có thâm niên, nhiều tuổi đời phải hỏi ý kiến người trẻ hơn bị coi là một sự mất mặt. Và chúng ta viện mọi cớ để “giấu dốt”.

Thật ra hỏi không làm giảm giá trị của bản thân, trái lại còn thể hiện sự khiêm nhường, cầu tiến và khôn ngoan của chúng ta.

Đơn giản chỉ cần thừa nhận: “tôi không biết” và mở miệng hỏi “làm ơn chỉ cho tôi việc này”. Nếu bị từ chối? Hãy tìm người một người khác nữa để hỏi. Có hàng tá người ngoài kia khôn ngoan hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, xuất sắc hơn sẵn lòng chỉ cho chúng ta. Những người tài giỏi thật sự không bao giờ “giấu nghề” bởi họ luôn ý thức rằng đỉnh cao thực sự của bất cứ công việc nào là khi có thể dạy lại cho người khác.

Bạn đang muốn biết điều gì? Bạn cần hỏi ai?

Comments

Popular posts from this blog

REVIEW: Tình dục thuở hồng hoang

Bài học từ chai Coca

Đường vòng